Bước 1: Chuẩn bị các danh mục
(F4 - Thêm; F3 - Sửa; F8 - Xóa; F5 - Tìm theo tên; F6 - Đổi mã)
Danh mục tài khoản
Kế toán tổng hợp/ Danh mục từ điển/ Danh mục tài khoản
Danh mục khách hàng, nhà cung cấp, cán bộ công nhân viên (Các đối tượng theo dõi công nợ)
Kế toán bán(mua) hàng/ Danh mục từ điển/ Danh mục khách hàng (nhà cung cấp)
Danh mục kho, hàng hóa vật tư
Kế toán hàng tồn kho/ Danh mục từ điển/ Danh mục kho hàng
Kế toán hàng tồn kho/ Danh mục từ điển/ Danh mục hàng hoá, vật tư
Danh mục vụ việc
Báo cáo vụ việc và giá thành công trình/ Khai báo vụ việc và số dư đầu kỳ/ Danh mục v.việc
Mục đích sử dụngdanh mục vụ việc: Quản lý các phát sinh và lên được báo cáo KQKD theo từng mảng kinh doanh.
Danh mục khoản mục phí
Báo cáo chi phí theo tiểu khoản,tiểu mục/ Danh mục từ điển/ Danh mục khoản mục phí
Mục đích sử dụng khoản mục phí: Quản lý các khoản chi phí chi tiết hơn nữa mà không cần mở thêm tiểu khoản.
Danh mục TSCĐ
Kế toán TSCĐ/ Danh mục từ điển/ Danh mục nguồn vốn
Kế toán TSCĐ/ Danh mục từ điển/ Danh mục lý do tăng giảm TSCĐ
Kế toán TSCĐ/ Danh mục từ điển/ Danh mục loại TS
Kế toán TSCĐ/ Danh mục từ điển/ Danh mục bộ phận sử dụng TSCĐ
Bước 2: Vào số dư
Số dư các tài khoản thông thường (trừ các tài khoản công nợ)
Kế toán tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Vào số dư đầu kỳ các TK
(F3 - Sửa số dư)
Số dư công nợ
Kế toán bán (mua) hàng/ Cập nhật số liệu/ Vào số dư công nợ đầu kỳ
(F4 - Thêm; F3 - Sửa; F8 - Xóa)
Số dư tồn kho
Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Vào tồn kho đầu kỳ
(F4 - Thêm; F3 - Sửa; F8 - Xóa)
Tồn đầu: tồn về số lượng
Dư đầu: tồn về giá trị
Số dư vụ việc (nếu có)
Kế toán chi phí và tính giá thành/ Khai báo vụ việc và số dư đầu kỳ/ Vào số dư đầu kỳ của các vụ việc
(F4 - Thêm; F3 - Sửa; F8 - Xóa)
Bước 3: Cập nhật các chứng từ phát sinh:
(Nút chức năng: Lưu, Mới, Copy, In ctừ, Sửa, Xoá, Xem, Tìm, Quay ra)
Lưu ý: Chọn mã vụ việc để tập hợp phát sinh gắn với từng mảng kinh doanh
Chọn mã phí để tập hợp chi phí theo từng khoản mục cần quản lý
1. Chứng từ Kế toán tiền mặt, tiền gửi NH
Thu tiền:
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay/ Cập nhật số liệu/ Phiếu thu tiền mặt
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay/ Cập nhật số liệu/ Giấy báo có
Các loại phiếu thu thường dùng:
Loại 2: Thu tiền của 1 đối tượng (KH, NCC, CBCNV)
Loại 3: Thu tiền của nhiều đối tượng trên 1 phiếu thu
Chi tiền:
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay/ Cập nhật số liệu/ Phiếu chi tiền mặt
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay/ Cập nhật số liệu/Giấy báo nợ
Các loại phiếu chi thường dùng:
Loại 2: Chi trả tiền cho 1 đối tượng (KH, NCC, CBCNV)
Loại 3: Chi trả tiền cho nhiều đối tượng trên 1 phiếu chi
Loại 8: Chi thanh toán chi phí trực tiếp có hoá đơn GTGT (Cho phép kê khai thuế GTGT đầu vào)
Lưu ý dùng PC loại 8, khi hạch toán đến trường HĐ:
0: Không có hoá đơn - Trường hợp này tương tự dùng PC loại 2
1: Có hoá đơn GTGT, tổng PS Nợ chưa bao gồm thuế - Kê khai thuế GTGT đầu vào mẫu 03/GTGT
2: Có hoá đơn GTGT, tổng PS Nợ đã bao gồm thuế - Kê khai thuế GTGT đầu vào mẫu 03/GTGT
4: Có hoá đơn bán hàng thông thường, kê khai thuế GTGT đầu vào mẫu 05/GTGT
2. Chứng từ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả:
Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Cập nhật số liệu/
2.1 Phiếu nhập mua hàng
Cập nhật các chứng từ mua hàng, vật tư từ nhà cung cấp trong nước và tiến hành nhập kho.
2.2 Phiếu nhập khẩu
Cập nhật các chứng từ nhập khẩu hàng, vật tư từ nhà cung cấp nước ngoài và tiến hành nhập kho.
2.3 Hóa đơn mua hàng dịch vụ
Cập nhật các chứng từ mua dịch vụ, tài sản qua tài khoản công nợ
VD: Chi phí văn phòng phẩm phải trả N 6427, 133/ C 331
Nhập mua TSCĐ N 211, 133/ C 331
Lưu ý: Trong trường hợp mua dịch vụ thanh toán ngay, không đưa qua công nợ sẽ sử dụng phiếu chi loại 8.
2.4 Chứng từ bù trừ công nợ
Cập nhật các chứng từ bù trừ công nợ cho các đối tượng công nợ: 131, 331, 138, 338
3. Chứng từ Kế toán hàng tồn kho:
Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/
3.1 Phiếu nhập kho
Cập nhật các chứng từ liên quan đến nhập kho hàng, vật tư nội bộ (Lưu ý: nhập mua ngoài được cập nhật ở phân hệ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả).
VD: Nhập kho SP hoàn thành N 155/ C 154
Nhập kho NVL thừa N 152/ C 621
3.2 Phiếu xuất kho
Cập nhật các chứng từ liên quan đến xuất kho cho sản xuất, sử dụng nội bộ.
VD: Xuất nguyên vật liệu cho SX N 621/ C 152
Xuất CCDC cho bộ phận quản lý N 642/ C 153 hoặc N 142, 242/ C 153
4. Chứng từ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu:
Kế toán bán hàng và công nợ phải thu/ Cập nhật số liệu/
4.1 Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
Cập nhật các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ xuất kho bán hàng hóa, sản phẩm và có ghi nhận doanh thu.
VD: Xuất kho bán hàng cho khách N 131/ C 511, 333
N 632/ C 155, 156
4.2 Hoá đơn dịch vụ
Cập nhật các hoá đơn bán dịch vụ.
VD: Doanh thu cung cấp dịch vụ N 131/ C 511,333
Thu nhập thanh lý TSCĐ N 131/ C 711, 333
5. Kế toán TSCĐ
Kế toán TSCĐ/ Cập nhật số liệu/
5.1 Cập nhật thông tin về TSCĐ
Khai báo thông tin về tài sản cố định
5.2 Điều chỉnh giá trị TS
Khai báo trong trường hợp giá trị TSCĐ có thay đổi tăng hoặc giảm.
5.3 Khai báo giảm TS
Khai báo trong trường hợp giảm TSCĐ: nhượng bán, thanh lý… --> đồng nghĩa với:
+ TSCĐ không còn trong doanh nghiệp, kiểm tra trong danh mục TS sẽ không thấy.
+ Thôi không tính khấu hao cho TSCĐ đó.
5.4 Khai báo thôi khấu hao TS
Khai báo trong trường hợp thôi không tính khấu hao cho TSCĐ --> đồng nghĩa với:
+ TSCĐ vẫn còn trong doanh nghiệp, kiểm tra trong danh mục TS sẽ vẫn thấy.
+ Thôi không tính khấu hao cho TSCĐ đó.
6. Chứng từ tổng hợp
6.1 Phiếu Kế toán tổng hợp
Thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh cuối kỳ, các nghệp vụ phát sinh khác chưa nêu ở trên.
VD: Kết chuyển giá vốn theo khối lượng công việc hoàn thành N 632/ C 154
Bảng phân bổ tiền lương N 6411, 6421/ C 334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định N 6411, 6421, 334/ C 338
Phân bổ chi phí trả trước N 641, 642/ C 242
Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ N 333/ C 133
Trích lập các quỹ N 421/ C 414, 431
Bước 4: Bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ:
1. Bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ
Hai bước:
Bước 1: Tính khấu hao TSCĐ
Kế toán TSCĐ/ Cập nhật số liệu/ Tính khấu hao TSCĐ
Chọn kỳ cần tính khấu khao
Bước 2: Tạo bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ
Kế toán TSCĐ/ Cập nhật số liệu/ Bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ
Chọn kỳ cần phân bổ khấu hao
Chọn phím F4 để tạo bút toán phân bổ khấu hao
2. Tính và cập nhật giá hàng tồn kho
Đánh giá HTK theo phương pháp giá trung bình tháng:
Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình
Đánh giá HTK theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá nhập trước xuất trước
3. Bút toán kết chuyển cuối kỳ
Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh TK911 và lãi lỗ TK 421.
Hai bước:
Bước 1: Khai báo
Kế toán tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Khai báo các bút toán kết chuyển tự động
Các bước cần lưu ý khi tiến hành khai báo các bút toán kết chuyển tự động:
STT: cho biết trình tự thực hiện các bút toán kết chuyển tự động trong trường hợp thực hiện nhiều bút toán kết chuyển cùng một lúc.
Tài khoản ghi nợ và tài khoản ghi có
Loại kết chuyển
Khai báo có kết chuyển theo vụ việc, có hay không: khai báo có đối với các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí để tính được KQKD theo từng mảng hoạt động.
Chỉ kết chuyển phát sinh theo mã vụ việc, có hay không
Bước 2: Tạo bút toán
Kế toán tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Bút toán kết chuyển tự động
Thao tác:
Dùng phím Space bar để đánh dấu bút toán cần kết chuyển hoặc tổ hợp phím Ctrl+A để đánh dấu toàn bộ các bút toán.
Dùng phím F4 để chạy kết chuyển, F8 để xoá kết quả của các bút toán đã kết chuyển
Lưu ý: Khi muốn sửa đổi khai báo các bút toán kết chuyển tự động, người dùng cần phải xoá các kết quả của các bút toán kết chuyển tự động đã chạy trước đó, sau đó mới tiến hành khai báo lại.