Thông tư, quyết định của BTC

Thông tư Số: 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007

05:31:3516/02/2017

Thông tư Số: 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 - Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

BỘ TÀI CHÍNH

------------

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

Số: 161/2007/TT-BTC

         Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

---------------------------------

- Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, như sau:

  1. QUY ĐỊNH CHUNG
  2. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước.
  3. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán gồm: Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình”, Chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình”, Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”, Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”, Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”, Chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”, Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”, Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”, Chuẩn mực kế toán số 26 “Thông tin về các bên liên quan”.
  4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 "HÀNG TỒN KHO", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 04 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH"

            Nội dung kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí sản xuất chung cố định, kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (dưới đây gọi chung là Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành) của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Xem hướng dẫn các tài khoản thuộc nhóm 15 –Hàng tồn kho).

            Nội dung phản ánh và phương pháp kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình  được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem hướng dẫn TK 211, 213).

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 05 “BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ”

  1. Bất động sản đầu tư và các trường hợp ghi nhận:

1.1. Bất động sản đầu tư:

Bất động sản (BĐS) đầu tư là bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:    

- Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc:

- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.

1.2. Các trường hợp được ghi nhận là bất động sản đầu tư:

- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thời gian dài để chờ tăng giá;

- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xác định rõ mục đích sử dụng trong tương lai;

- Nhà do doanh nghiệp sở hữu (hoặc do doanh nghiệp thuê tài chính) và cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;

- Nhà đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;

- Cơ sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động.

1.3. Các trường hợp đặc biệt được ghi nhận là bất động sản đầu tư

- Đối với những bất động sản mà một phần doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được bán riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hoặc chờ tăng giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý được hạch toán là TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình.

Trường hợp bất động sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý là không đáng kể (dưới 20% diện tích) thì hạch toán là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp có một toà nhà có trên 80% diện tích chuyên cho thuê hoạt động và dưới 20% diện tích sử dụng làm văn phòng công ty thì toà nhà đó được hạch toán là bất động sản đầu tư.

            - Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan cho những người sử dụng bất động sản do doanh nghiệp sở hữu là một phần tương đối nhỏ trong toàn bộ thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ hạch toán tài sản này là bất động sản đầu tư.